Theo quyết định được ban hành bởi Thủ tướng Chính Phủ về quy hoạch tổng thể về phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu đá xây dựng cả nước trong năm 2016 ước đạt 135 triệu m3 và có thể tăng lên 181 triệu m3 năm 2020.
Theo thông tin từ Bộ Xây Dựng, tổng trữ lượng đá có tại nước ta vào khoảng 34.3 tỷ m3 đá macma các loại; 5 tỷ m3 đá trầm tích, và 895 tỷ m3 đá xây dựng có nguồn gốc biến chất. Trong đó, trữ lượng đá xây dựng có thể khai thác được hiện nay khá lớn, với khoảng 42 tỷ m3 thì đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu xây dựng trong nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp khai thác kinh doanh đá xây dựng đã bắt đầu chuyển hướng sang xuất khẩu đá ra nước ngoài tới các thị trường tiềm năng tại Châu Á.
Nguồn cung cấp đá xây dựng trong nước đầy đủ và ổn định
Việt Nam là Nước có nhiều dãy núi đá vôi trải rộng từ Bắc vào Nam, trong đó trữ lượng đá dùng trong xây dựng ước đạt trên 1000 tỷ m3 và cũng phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Với việc các mỏ đá phân bố tại tất các vùng trên cả nước và nguồn cung trong nước đang ổn định và đầy đủ. Rất nhiều doanh nghiệp đã xin cấp phép được xuất khẩu đá xây dựng ra nước ngoài. Việc xuất khẩu đá xây dựng ra thị trường nước ngoài không những mang lại nguồn thu lớn với sản lượng cao mà còn mang tính ổn định rất lớn. Trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đá xây dựng sang các thì trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Đài Loan….trong đó công ty cổ phần xây dựng 1369 cũng là đơn vị xuât khẩu với số lượng lớn.
Việt Nam là Nước có nhiều dãy núi đá vôi trải rộng từ Bắc vào Nam, trong đó trữ lượng đá dùng trong xây dựng ước đạt trên 1000 tỷ m3 và cũng phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Với việc các mỏ đá phân bố tại tất các vùng trên cả nước và nguồn cung trong nước đang ổn định và đầy đủ. Rất nhiều doanh nghiệp đã xin cấp phép được xuất khẩu đá xây dựng ra nước ngoài. Việc xuất khẩu đá xây dựng ra thị trường nước ngoài không những mang lại nguồn thu lớn với sản lượng cao mà còn mang tính ổn định rất lớn. Trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đá xây dựng sang các thì trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Đài Loan….trong đó công ty cổ phần xây dựng 1369 cũng là đơn vị xuât khẩu với số lượng lớn.
Nhu cầu đá xây dựng tại một số thị trường châu Á đang gia tăng
Ngành Xây dựng thế giới nói chung vẫn đang trong thời gian hồi phục. Theo nghiên cứu của Building Radar, cứ theo đà này, ngành Xây dựng thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% mỗi năm. Phần lớn sự tăng trưởng này được tập trung và có ảnh hưởng nhiều nhất là các thị trường của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Do cuộc cạnh tranh khốc liệc hiện nay của thị trường vốn từ Trung Quốc, các nước châu Á là mục tiêu hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 (Nguồn Building Radar)
Đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh….ngành xây dựng vẫn đang phát triển rất nhộn nhịp trong các năm gần đây. Các dự án cơ sở hạ tầng như đường sá, các dự án khu dân cư, công nghiệp không ngừng gia tăng làm cho nguồn cung vật liệu xây dựng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Các nước này thường xuyên phải nhập nguyên liệu đầu vào với số lượng lớn như xi măng, sắt, thép, đá xây dựng ….vv.
Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xi măng và đá xây dựng. đối với mặt hàng đá xây dựng, ác doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu như: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó Bangladesh đang là đối tác nhập khẩu đá xây dựng lớn nhất tại Việt Nam. Thị trường Bangladesh thường không quá khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản đòi hỏi đá xây dựng phải có tiêu chuẩn kỹ thuật, kích cỡ chính xác, màu sắc ổn định có chất lượng cao. Do đó hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác xuất khẩu ở dạng thô và hoàn thiện tại Nhật rồi mới bán ra thị trường.
Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xi măng và đá xây dựng. đối với mặt hàng đá xây dựng, ác doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu như: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó Bangladesh đang là đối tác nhập khẩu đá xây dựng lớn nhất tại Việt Nam. Thị trường Bangladesh thường không quá khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản đòi hỏi đá xây dựng phải có tiêu chuẩn kỹ thuật, kích cỡ chính xác, màu sắc ổn định có chất lượng cao. Do đó hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác xuất khẩu ở dạng thô và hoàn thiện tại Nhật rồi mới bán ra thị trường.
Theo CPXD 1369.